740 lượt xem

TS. CHU VĂN SƠN TRAO ĐỔI CÙNG HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Thứ sáu, ngày 08/07 và thứ ba, ngày 12/07/2016 vừa qua, tổ Ngữ Văn trường THPT Đào Duy Từ đã vinh dự được tiếp đón một khách mời vô cùng đặc biệt. Đó đồng thời vừa là một giảng viên, vừa là một nhà khoa học – người đã tâm huyết dành phần lớn thời gian và công sức để cống hiến cho văn học nước nhà những bài giảng, những nghiên cứu có giá trị cao – tiến sĩ Chu Văn Sơn.

Đây là lần thứ hai tiến sĩ đến với thầy và trò trường THPT Đào Duy Từ, trong một buổi sinh hoạt chuyên đề liên quan đến truyện ngắn Việt Nam hiện đại mang tên Phân tích truyện ngắn từ góc độ tình huống. Hai buổi sinh hoạt tuy thời gian không dài, nhưng đã để lại cho những người tham dự nhiều cảm xúc khó quên.

Ấn tượng đầu tiên là về “nhân vật chính” của buổi sinh hoạt – tiến sĩ Chu Văn Sơn, mà học sinh trường Đào Duy Từ đã thân thiện gọi tiếng “thầy”. Thầy mặc trăng phục giản dị, gương mặt luôn vui vẻ lộ ánh cười gần gũi. Đặc biệt hơn, rất nhiều bạn học sinh đã bất ngờ nhận thấy thầy có vẻ ngoài rất giống nhà thơ Xuân Diệu, rất “nghệ sĩ”. Được biết, Xuân Diệu cũng là tác giả mà thầy đã nghiên cứu trong rất nhiều công trình khoa học của mình.

Chân dung TS. Chu Văn Sơn cùng cô Đỗ Thị Thu Hằng – tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT Đào Duy Từ

Trong hai buổi trao đổi, thầy đã để lại cho các bạn học sinh của Đào Duy Từ không ít thông tin, kiến thức bổ ích về văn học. Thầy giảng giải nhiệt tình, lại cụ thể và rõ ràng, dễ hiểu, nhiều trường hợp thầy dẫn chứng bằng những ví dụ hóm hỉnh khiến các bạn lắng nghe vô cùng thích thú. Có những bạn đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình rằng: “Em cũng muốn thi vào khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để có thể được tiếp tục được dự những buổi học của thầy.”

Kiến thức và kĩ năng chính là ấn tượng thứ hai mà thầy Chu Văn Sơn đem lại. Với kinh nghiệm trong nhiều năm nghiên cứu sâu rộng về văn học Việt Nam hiện đại, thầy đã truyền thụ lại một lượng không nhỏ kiến thức bổ ích, xoay quanh vấn đề truyện ngắn và tình huống truyện như:  Thế nào là truyện ngắn? Cách phân loại truyện ngắn; Tình huống truyện là gì? Các bước tiếp cận tình huống truyện (nhận diện, phân tích và rút ra ý nghĩa tình huống truyện) v.v… Với mỗi một phần kiến thức, khi quá trừu tượng và phức tạp, thầy đã trực tiếp đi vào những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam cụ thể trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông để lấy ví dụ, phân tích. Điều đó khiến các bạn không chỉ tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, mà còn giữ lại được cho mình không ít “vốn liếng” về truyện ngắn Việt Nam trong kì thi Đại học năm tới.

Thầy Chu Văn Sơn và học sinh trường THPT Đào Duy Từ trao đổi kiến thức

Không chỉ có kiến thức về văn học, mà rất nhiều những kĩ năng về ngôn ngữ cũng đã được thầy nhắc nhở trong khi trao đổi trực tiếp với các bạn học sinh. Thầy đã giúp các bạn rút kinh nghiệm cho cách sử dụng ngôn ngữ của mình, cũng như hướng dẫn các bạn chú ý phải làm sao để tìm được từ cho đúng, đạt hiệu quả cao, tránh nhầm lẫn khi đánh giá về tác phẩm văn chương. Những bạn được tham dự hai buổi sinh hoạt chuyên đề này chắc hẳn đều cảm thấy thật may mắn và có ý nghĩa, khi không chỉ thu về kinh nghiệm về “ngữ” mà còn có kiến thức về “văn”.

Một điều ấn tượng nữa trong buổi sinh hoạt không thể không nhắc tới, đó là tinh thần học tập của hơn 120 bạn học sinh lớp 12 của trường. Các bạn đã đến từ rất sớm, ổn định trật tự ngay từ lúc thầy chưa đến cho đến lúc buổi học kết thúc.

Tuy còn rụt rè và tự ti về kiến thức trong những câu hỏi phát vấn trực tiếp của thầy Chu Văn Sơn, song phần lớn đều chăm chú lắng nghe và ghi chép những điều thầy giảng. Điều đó cho thấy các bạn đều có ý thức học tập những kiến thức mới, đây thực sự là một biểu hiện đáng tuyên dương. Đặc biệt, giữa những giờ nghỉ, các bạn học sinh đã đem đến cho hội trường rất nhiều những tiết mục nghệ thuật đa dạng và đặc sắc như đàn, hát, nhảy hiện đại, ảo thuật, … Sau đây là những hình ảnh tiêu biểu cho các tiết mục đã diễn ra:

Tiết mục song ca “Tình yêu màu nắng”

Trang Tuyển sinh lớp 10 của Trường THPT Đào Duy Từ năm học 2024-2025