Sau khi phát động cuộc thi viết chuyên đề văn học dân gian với 5 đề tài liên quan đến các thể loại: ca dao, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, thầy/cô tổ Ngữ văn đã chọn được 5 bài viết tốt nhất của tập thể 10D01, 10D02, 10D2.
Đây là những bài viết có sự đầu tư về thời gian, công sức. Tuy mới làm quen với kiểu bài nghị luận văn học của bậc THPTnhưng các em chứng tỏ có sức viết bền bỉ, dẫn chứng phong phú, so sánh mở rộng, liên hệ thực tế sinh động.
———–o0o———–
Đề 4 :
Cảm hứng thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chùm ca dao : “Thân em như…”
Bài làm của Trần Huyền Trang lớp 10D01
Ca dao – dân ca từ bấy lâu đã phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung cớ những nét giống nhau nhưng mối câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Nổi bật trong số đó là những câu ca dao mở đầu bằng “Thân em như “ ngay lập tức nó thức dậy một trường liên tưởng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cảm hứng than thân này trở thành dòng chảy xuyên suốt trong văn học Việt nam từ ca dao cho đến những sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Hệ thống hình ảnh só sánh rất đỗi giản dị, gần giũ và quen thuộc với cuộc sống làng quê. Đó là trái bần trôi, củ ấu gai, giếng giữa đàng, miếng cau khô… Bởi vậy, bài ca không phải là lời than riêng của người nào, nó là tiếng than chung của biết bao cảnh đời bất hạnh khi bước vào cuộc sống hôn nhân., gia đình. Tuy nhiên, trên cơ sở giống nhau về ý ngĩa, mỗi câu ca dao lại khác nhau ở hình ảnh ddwwocj đem ra so sánh và chính cái đó đã tạo nên sắc thái riêng của từng câu. Ta sẽ lần lwotj phân tích từng câu để thấy cái hay, cái đẹp trong ý nghĩa và hình thức thể hiện.
Người phụ nữ xưa ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nhưng số phận của họ thật chông chênh, không có gì đảm bảo
« Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? »
«Tấm lụa đào » đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Hình ảnh so sánh « tấm lụa đào » gợi lên vẻ đẹp mềm mại, quý giá, người phụ nữ đã khẳng định giá trị của bản thân (xuân sắc, xuân thì). Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp lại vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn « trăm người bán, vạn người mua », đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết « sẽ vào tay ai ? » Gía trị của tấm lụa đào hay chính của ngững người phụ nữ trở nên thật mong manh trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ cũng lo lắng cho tương lai phía trước bởi « biết vào tay ai ? » Câu hỏi tu từ bỏ ngỏ gợi số phận chông chênh không có gì đảm bảo. Cô gái không sợ « ế », không sợ « rẻ » chỉ băn khoăn lo lắng cho tương lai, cho hạnh phúc sau này. Hình ảnh « tấm lụa đào » gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh « tấm lụa đào phất phơ giữa chợ » lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp. Qủa là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến chúng ta thấm thía được phần nào nỗi đau đó. Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị phẩm chất tốt đẹp của họ.
« Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày »
Hình ảnh « hạt mưa sa » lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơm mưa ? Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng « chỗ rơi xuống » – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau. Sự rủi may của từng hạt mưa lại không giống nhau. Sự rủi may của hoàn cảnh của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi « xuống giếng », không mất hút vào « luống cày » mà lại rơi vào « vườn hoa », vào chón lầu son gác tía « đài các ». bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữa xưa kia. Nếu không may gặp phải hoàn cảnh trớ trêu, họ chỉ có một cách lựa chọn là cúi đầu chấp nhậ. Dân gian đã ví : « Thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu » bởi người phụ nữ đã bị đè nén, ràng buộc bị tước đoạt quyền tự do, quyền làm chủ bản thân. Luật Tam tòng « Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » không cho họ được sống theo ý mình mà haonf toàn phụ thuộc vào người khác. Dẫu biết là vô lí, bât công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu, chẳng biết kêu ai. Hay như câu ca dao sau đây cũng phản ánh điều đó :
« Thân em như giếng giữa đàng
Người không rửa mặt, người phàm rửa chân »
Câu ca dao trên lấy hình ảnh so sánh là « giếng giữa đàng » vốn rất quen thuộc ở nông thôn ngày xưa. Hình ảnh so sánh này gợi lên một nghich lý : « nước giếng trong trẻo, mát lành là thế. Vậy mà bị đặt vào không gian xô bồ người qua, kẻ lại ». Giữa con đường rộng lớn bao kẻ qua người lại ấy có người khôn, người phàm. Người khô là người có hiểu biết, nâng níu giá trị con người. Người phàm là kẻ xấu tính, xấu nết, vô tình, vô nghĩa. Nước giếng mát lành với kẻ phàm phu, tục tử chỉ là sự lãng phí. Qua câu ca dao trên, ta thấy rõ nỗi chua xót lớn nhất của người phụ nữ là không làm chủ được cuộc đời mình. Bước vào tuổi xuân- độ tuổi đẹp nhất cũng là lúc nỗi lo thân phận ập đến. « Con hạc đầu đình » là một vật dụng để thờ, thường làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đền, miếu, đình, chùa,… nhìn những con hạc ấy rồi ngẫm đến thân phận mình, người phụ nữ ấy có những nét tương đồng :
« Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay »
Con hạc kia dẫu có muốn bay thì cũng không thể cất nổi mình mà bay. Trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng bao nhiêu đau thương, tủi nhục. Nếu có thở than thì tiếng thở than của họ cũng không thể thấu tới trời xanh. Caí vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc họ, khó bề thoát khỏi. Dù họ có muốn vùng dậy để thoát khỏi những xiềng xich vô hình ấy cũng không dễ dàng gì. Câu ca dao chứa đựng niềm khao khát tự do cháy bỏng và một nỗi bất bình sâu sắc.
Trong một xã hội phong kiến xưa, quan niệm trong nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiềng hát, lời ru vậy !
« Thân em như trái bần trôi
Giói dập sóng dồi, biết tấp vào đâu ? »
Câu ca dao này có xuất xứ từ miền Nam-xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ, trái già rụng xuống nước. Ngay từ tên gọi cũng cho ta biết rõ đó là loài cây tầm thường (bần : nghèo), chẳng có mấy giá trị. Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà ám ảnh, thấy mình có khác chi ? Trái bần hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may « gió dập », « sóng dồi » thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bày nổi lênh đênh. Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu, đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến xưa. « Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ? ». Câu hỏi vừa là một nỗi băn khoăn muôn thuở không có lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.
Những bài ca dao trên là tiếng nói than thân, trách phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc xưa kia. Nhân vật không phải là một cá nhân cụ thể mà là trăm ngàn phụ nữ cùng chung cảnh ngộ, cuộc đời giống như chối bi kịch kéo dài. Với họ, hạnh phúc chỉ là một cái gì đó rất mơ hồ, khó hình dung và càng khó mà đạt được. Những câu ca dao ấy giúp ta hiểu được nỗi cay đắng ngậm ngùi mà người phụ nữ Việt Nam ngày xưa đã phải trải qua và càng thêm thông cảm. đồng tình với khát vọng muốn « cất mình mà bay » của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(Xem tiếp đề và bài viết số 5)